Header Search
Phone Icon
0 0

Lịch sử cà phê Việt Nam

Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau…
Trang chủ » Tin tức » Lịch sử cà phê Việt Nam

Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Di Linh. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn. Hiện tại, Việt Nam có 3 loại cà phê chính, đó là cà phê chè (arabica), cà phê vối (robusta), cà phê mít (lyberica).

Việt Nam không chỉ là một trong những nước xuất khẩu café lớn nhất thế giới mà còn là một thị trường café khổng lồ với các sản phẩm café rang xay, café hòa tan, café pha phin, café pha máy, các chuỗi café khổng lồ cũng như các quán café to nhỏ khắp đất nước. Chúng ta uống café rất nhiều, nhưng chưa chắc chúng ta đã thực sự hiểu về các hạt cà phê. Thật ra thế giới của café rất rộng lớn, có rất nhiều loại hạt café khác nhau.

 

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới với sản lượng gần 1,650,000 tấn mỗi năm. Mặc dù Chiến tranh ở Việt Nam đã gây ra sự gián đoạn trong sản xuất và kinh doanh cà phê, nhưng sau đó sản lượng cà phê đã tăng nhanh chóng từ chỉ 6,000 tấn vào năm 1975 lên gần 2 triệu tấn vào năm 2016 và dễ dàng đưa Việt Nam lên vị trí một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới như hiện nay.

 

Việt Nam tập trung chủ yếu vào loại cà phê robusta với giá thành rẻ hơn trên thị trường quốc tế. Hạt Robusta có gấp đôi lượng caffeine so với hạt Arabica, khiến cà phê có vị đắng hơn. Việt Nam cũng là quốc gia sản xuất cà phê robusta số 1 thế giới, chiếm hơn 40% sản lượng toàn cầu trong niên vụ 2019–2020.

Hạt café Robusta (thường được gọi là cà phê vối) chính là loại cà phê phổ biến nhất trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam, loại café này chiếm đến 1/3 sản lượng café trên toàn thế giới. Còn ở Việt Nam, café Robusta đặc biệt phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng Tây Nguyên vì loại café này phù hợp đất đỏ bazan giàu dinh dưỡng, độ cao 800-1000m so với mực nước biển nên nó trở thành loại café có sản lượng lớn nhất cả nước, chiếm tới 90% sản lượng.

 

Hạt cà phê Robusta được chia làm hai loại giống khác nhau:

 

· Hạt cà phê Robusta sẻ (còn gọi là Robusta thuần chủng) có hạt nhỏ nhưng có kết cấu chắc và nặng, hương vị của café Robusta sẻ cũng rất đậm đà, hương vị càng nồng nàn nên ít phổ biến vì chỉ dành cho những người có gu café đặc biệt.

 

· Hạt cafe Robusta cao sản là loại café Robusta đã được thuần hóa sau nhiều thế hệ lai tạo để có năng suất cao hơn, khả năng chống chịu sâu bọ tốt hơn. Tuy vậy, hương vị café Robusta cao sản lại bớt đi chút đậm đà, nồng nàn vì vậy dòng café này thường được trồng đại trà để làm nguồn cung cấp cho các công ty sản xuất café hòa tan.

 

Robusta là loại cà phê có năng suất cao, giá thành thấp, dễ canh tác, lại được nhiều doanh nghiệp kinh doanh café thu mua nên Robusta dần trở thành loại café phổ biến, phục vụ nhu cầu café của đại bộ phận người thưởng thức.

Sản phẩm nổi bật

Vị Nhẹ
Hương cà phê phảng phất, sang trọng, quý phái với vị đắng chát nhẹ, chua…
106.000

Bài viết nổi bật

0
    0
    Giỏ hàng của bạn
    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!